5 Kỹ năng giải quyết xung đột cần thiết mà bạn cần phải biết
Trong bất kỳ một công việc nào cũng luôn xảy ra những mâu thuẫn nhất định. Bạn không thể nào chọn chọn cách im lặng để chịu đựng mọi vấn đề, hay trở thành người luôn dùng lý trí để giải quyết nó. Vì vậy, bạn cần phải trang bị cho mình những kỹ năng giải quyết xung đột nhất định để có thể xử lý nó một cách khéo léo và hiệu quả nhất.
Xung đột là một phần chắc chắn sẽ xảy ra trong môi trường làm việc, nếu không biết cách xử lý sẽ gây ra những hiểu lầm khó tránh khỏi. Nghiêm trọng hơn, nếu làm ảnh hưởng tới công việc, bạn sẽ khiến đồng nghiệp lẫn cấp trên có thái độ đánh giá không tốt về cách làm việc của mình. Vì vậy, trong vai trò là một nhân viên bạn cần phải nắm vững những kỹ năng giải quyết xung đột cơ bản dưới đây, để hạn chế được những vấn đề thực tế sẽ xảy ra trong môi trường làm việc.
1. Tìm ra nguyên nhân chính của sự xung đột
Để có thể rỡ rối thành công, bạn cần phải tìm ra được nút thắt của vấn đề đang nằm ở đâu. Mọi sự tranh chấp xung đột bao giờ cũng bắt nguồn từ những nguyên nhân nhất định, thay vì chưa biết gì mà đã phân tích xem ai đúng ai sai, thì lời khuyên dành cho bạn là hãy giữ bình tĩnh đề tìm ra điểm khởi nguồn của vấn đề. Điều đó, giúp bạn nhanh chóng giải quyết xung đột đang xảy ra một cách nhanh chóng hơn.
2. Hãy tạo cơ hội lắng nghe
Một trong những nguyên nhân khiến mọi cuộc mâu thuẫn diễn ra ngày càng trầm trọng hơn, đó chính là những người trong cuộc không có cơ hội nói lên ý kiến và suy nghĩ để giải thích cho đối phương hiểu. Mọi người đều trở nên căng thẳng và nóng giận hơn, điều đó khiến mọi việc vượt ngoài tầm kiểm soát ban đầu. Vì vậy, hãy bình tĩnh và tạo cơ hội cho để tất cả mọi người có thể ngồi xuống và từng người một đều có quyền chia sẻ những gì mà họ cần phải nói để giải quyết mâu thuẫn.
3. Nhìn nhận lại vấn đề một lần nữa
Khi bạn đã có cơ hội lắng nghe những người trong cuộc chia sẻ về suy nghĩ của họ, phần nhiều sẽ khiến cách nhìn nhận vấn đề ban đầu của bạn có nhiều sự thay đổi nhất định. Vì vậy, để có thể đưa ra cách giải quyết phù hợp, hãy tập trung đánh giá lại vấn đề một lẫn nữa, để không bỏ sót những chi tiết quan trọng.
4. Lựa chọn cách giải quyết
Hãy đặt nguyên tắc công bằng lên hàng đầu khi giải quyết mâu thuẫn, nhiều người thường giải quyết theo cảm tính mà quên đi sự công bằng đích thực. Nếu muốn vấn đề được giải quyết tốt hơn, bạn nên nhờ một nhân vật thứ 3, một người mà bạn tin chắc rằng họ sẽ có đủ tư cách và sự tin tưởng của mọi người để giúp vấn đề được xử lý công bằng nhất. Hơn nữa, bạn nên đưa ra nhiều cách giải quyết khác nhau, để tìm ra cách giải quyết phù hợp, đừng cố ép buộc mọi người phải tuân theo một cách làm nhất định, sẽ càng khiến mâu thuẫn ngày càng trở nên dâng cao hơn.
5. Đừng đặt cái tôi của mình vào cuộc cãi vã
Nếu cuộc mâu thuẫn diễn ra, tất cả chúng ta đều là người có lỗi, vì vậy hãy giải quyết vấn đề một cách thật công bằng. Đừng mang cái tôi cảm xúc quá lớn của mình vào cuộc cãi vã, đặc biệt là phân biệt vị trí làm việc của mình vào đó, tất cả chỉ khiến cuộc mẫu thuẫn đi vào ngõ cụt thật sự. Nhưng nếu có thể nhân nhượng và giải hòa với nhau, hãy gạt bỏ cái tôi cá nhân của mình mà chấp thuận. Sự nhường nhịn ở đây, không phải là sự thiệt thòi hay mất mát gì quá to lớn, mà chỉ là cách làm khiến mọi vấn đề mà bạn đang gặp phải được hòa giải theo một cách tốt đẹp hơn mà thôi.
Con người luôn dễ dàng bị cảm xúc chi phối về nhiều mặt, đặc biệt là trong công việc nếu bạn càng dễ bị cảm xúc chi phối thì bạn sẽ không thể dễ dàng xóa bỏ mọi xung đột xảy ra. Vì vậy, thay vì nóng giận hay chọn cách đè nén cảm xúc của bản thân, bạn hãy bình tĩnh tìm ra cách giải quyết thích hợp dựa vào những kỹ năng mà chúng tôi đã chia sẻ phía trên. Chúc bạn thành công!