Nỗ lực là gì?

Nỗ lực là gì? Làm thế nào có thể đặt ra mục tiêu nỗ lực đúng đắn?

Mỗi chúng ta đều có những mục tiêu nhất định cho cuộc sống để nỗ lực phấn đấu. Tuy nhiên, đặt ra mục tiêu là việc mà bất kỳ ai cũng làm được, nhưng nỗ lực như thế nào để hoàn thành được mục tiêu đó là điều không hề dễ dàng. Vì vậy câu hỏi nỗ lực là gì, vốn dĩ không hề đơn giản như chúng ta vẫn nghĩ chỉ cần cố gắng là đủ, mà còn nhiều hơn thế.

Đằng sau những câu chuyện thành công của những người nổi tiếng luôn chứa đựng nhiều bạn học kinh nghiệm quý báo. Họ luôn nói rất nhiều về vai trò của sự nỗ lực có ý nghĩa lớn như thế nào đối với sự thành công. Tuy nhiên, khi áp dụng những bài học từ sự nỗ lực của họ vào cuộc sống của chính chúng ta, thì dường như không mang lại hiệu quả cao như họ.

Điều đó, chứng tỏ rằng chúng ta đã có mục tiêu, nhưng lại không biết cách nỗ lực đúng cách. Bởi vì, sự nỗ lực nào cũng phải dựa trên những điều kiện thực tế của mỗi cá nhân mà xây dựng nên, không phải phục thuộc hoàn toàn vào những nỗ lực giống của người khác mà có. Vì vậy, để có thể chinh phục ước mơ của bản thân, bạn cần phải hiểu sâu hơn về tính chất và mục tiêu của mình để có một lộ trình phấn đấu tốt nhất.

Nỗ lực là gì?

Nỗ lực được hiểu như một động từ chỉ sự cố gắng và chăm chỉ hơn rất nhiều lần năng lực bình thường của họ để có thể hoàn thành được mục tiêu mà bản thân đề ra. Ví dụ như trong việc học hành thi cử học sinh cần nỗ lực để có thể thi đỗ vào trường đại học mình muốn, nỗ lực tìm việc làm trong tương lai, còn với các nhân viên công sở, họ phải nỗ lực để có thể hoàn thành tốt công việc và có cơ hội thăng tiến tốt hơn.

Tuy vào mục tiêu cụ thể mà bản thân đặt ra, mỗi người sẽ có những cách nỗ lực khác nhau để chinh phục nó. Dưới đây, là một số gợi ý giúp bạn có thể vạch ra một mục tiêu nỗ lực hoàn chỉnh để không cảm thấy chán nản và hụt hẫng trong quá trình gian nay này:

1. Hiểu rõ mong muốn và suy nghĩ của bản thân

Người hiểu rõ bản thân bạn mong muốn gì nhất, đó chỉ có thể là bạn mà thôi. Vì vậy, hiểu rõ chính mình là một vấn đề quan trọng để bạn có thể đặt ra một mục tiêu thích hợp cho bản thân. Điều cần thiết, là mục tiêu đó không thể đi quá xa với năng lực thực tế mà bạn có, những điều bạn “muốn” và những điều bạn “có thể” làm hoàn toàn là hai suy nghĩ khác nhau. Vì vậy, trước tiên bạn hãy làm tốt những việc mà bạn có thể, sau đó hãy nỗ lực cho những gì bạn muốn, điều đó sẽ giúp bạn đi đến con đường thành công nhanh hơn.

2. Kiên định trong suy nghĩ

Với một người đi bộ và một người chạy với tốc độ nhanh hơn, theo bạn ai sẽ là người đến đích đầu tiên? Nhiều người sẽ cho rằng, người chạy sẽ là người đến điểm đích trước, tuy nhiên bạn có chắc rằng, trong cả đoạn đường dài đó anh ta có cảm thấy mệt mỏi hay mất sức hay không? Chắc chắn là có, bởi vì anh ta đã nỗ lực cố gắng đến vạch đích sai cách, cho nên dù có đến trước thì anh ta cũng không trụ vững được lâu và sẽ ngất xỉu.

Ngược lại, người đi bộ thong thả tuy về đích muộn hơn, nhưng bù lại anh ấy lại có một sức khỏe dẻo dai cùng với đôi chân miệt mài không biết mệt mỏi. Đó chính là vì, anh ấy đã đi đúng cách, tốc độ của sự nỗ lực cũng vậy. Nếu bạn cố gắng từng ngày, từng ngày không những sẽ tích lũy được nhiều bài học bổ ích, mà còn khiến cho giá trị của sự nỗ lực và cố gắng của bạn càng lớn hơn.

3. Luôn suy nghĩ tích cực

Đôi khi không phải sự cố gắng nào cũng sẽ mang lại kết quả tốt như chúng ta mong đợi, tuy nhiên lúc nào bạn cũng phải nhắc nhở bản thân phải cố gắng. Sự thất bại luôn là yếu tố cần thiết để giúp bạn đúc kết những bài học kinh nghiệm quý báo trong cuộc sống.

Vì vậy, đừng quá khắt khe với những suy nghĩ rằng buộc bản thân nên trở nên thành công như thế nào. Mà hãy tạo nên sự thành công theo cách mà bạn mong muốn, luôn luôn trân trọng giá trị của sự thất bại và biết cách yêu quý bản thân, đó mới chính là điều giúp bạn có thể sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn khẳng định sự nỗ lực của mình với mọi người.

4. Đừng mãi nhìn vào thành công của người khác

Mỗi người đều có một cách định nghĩa về thành công khác nhau, có người muốn trở thành CEO lúc 30 tuổi, người khác chỉ muốn bỏ hết tất cả về quê nuôi cá và trồng rau tận hưởng một cuộc sống yên bình không toan tính, đó cũng được gọi là một điều thành công. Vì vậy, thay gì chị áp lực về việc phải thành công như một ai đó, bạn có thể thành công theo cách mà mình lựa chọn. Đó là sự mong muốn của bạn, bạn chính là bạn là người tự viết nên thành công từ nỗ lực của mình, chứ không phải là một bản sao của ai khác.

Nỗ lực là chìa khóa dẫn đến thành công ai cũng biết điều đó, tuy nhiên nếu không hiểu rõ được mục đích và ý nghĩa thật sự của sự nỗ lực bạn sẽ không biết cách nên làm gì để xây dựng được thành công như mong muốn. Khi hiểu rõ những điều đó, bạn sẽ hoạch định được một lộ trình nỗ lực đúng đắn, phù hợp với năng lực của bản thân. Đó chính là nền tảng giúp bạn bức phá mọi giới hạn để tạo nên những thành tựu nhất định khi chinh phục vạch đích.

Objective In CV Là Gì? Tầm quan trọng của Objective trong CV

Chinh phục nhà tuyển dụng bằng một bản CV ấn tượng là điều mà ứng viên nào cũng mong muốn. Tuy nhiên, một trong những phần quan trọng nhất thường bị bỏ qua hoặc chỉ viết sơ sài là Objective. Vậy Objective in CV là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

  1. Objective in CV là gì

Objective trong CV chính là phần được trình bày sau thông tin cá nhân của ứng viên. Tóm lại, đây là phần bạn sẽ trình bày ngắn gọn mục tiêu nghề nghiệp của mình. Objective còn được viết thành Career Objective, Career Profile, Career Summary,… và trong các bản CV tiếng Việt thường được viết là mục tiêu nghề nghiệp, mục đích nghề nghiệp.

  • Tầm quan trọng của Objective trong CV

Đây là phần đầu tiên trong sơ yếu lý lịch của bạn, ngay sau phần thông tin cá nhân. Việc hoàn thiện mục tiêu một cách chỉn chu sẽ giúp bạn tạo thiện cảm ban đầu với nhà tuyển dụng.

Thứ hai, mục tiêu của mỗi người là vô cùng quan trọng và cần thiết. Biết được nguyện vọng và mục tiêu của bạn trong công việc bạn chọn sẽ làm tăng quyết tâm hoàn thành công việc của bạn.

Nhìn vào mục tiêu công việc của bạn, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn có phải là người cầu tiến hay không, bạn có đam mê với công việc đang ứng tuyển hay không, bạn có lộ trình công việc cụ thể hay không,… ngoài ra, nhà tuyển dụng có thể đánh giá tính cách bạn, xem bạn có phải là người nghiêm túc hay cầu toàn không,… Cuối cùng, họ sẽ đánh giá xem bạn có muốn làm việc lâu dài với công ty của họ hay không.

  • Cách viết Objective trong CV

Objective chuẩn trong CV nên bao gồm hai ý chính: mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.

  • Cách viết mục tiêu ngắn hạn

Mục tiêu ngắn hạn sẽ thể hiện những kế hoạch và dự định của bạn trong tương lai gần. Mẹo để có được mục tiêu ngắn hạn hoàn hảo là dựa vào bản mô tả công việc do nhà tuyển dụng cung cấp. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn các yêu cầu của nhà tuyển dụng đồng thời đảm bảo với nhà tuyển dụng rằng bạn có thể mang lại cho công ty những lợi ích mà họ mong muốn.

Nếu bạn không có kinh nghiệm, những gì bạn nên làm là thể hiện bản thân là một người ham học hỏi. Bạn sẵn sàng cải thiện bản thân và đóng góp cho công ty bằng cách tích lũy kiến ​​thức.

  • Cách viết mục tiêu dài hạn

Mục tiêu dài hạn nên được viết cẩn thận và nhà tuyển dụng sẽ nhìn thấy mục tiêu của bạn trong công việc. Họ sẽ đánh giá xem bạn có tầm nhìn xa và có khả năng lập kế hoạch cho cuộc đời mình hay không. Tránh viết quá nhiều, điều này có thể khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn không thực tế và ảnh hưởng xấu đến khả năng bạn có được công việc như mong muốn.

  • Những lỗi cần tránh để sở hữu Objective hoàn hảo

Objective chung chung:Nếu bạn đang ứng tuyển vào nhiều doanh nghiệp khác nhau, bạn nên viết một mục tiêu riêng cho từng hồ sơ xin việc của mình và bạn nên bám sát mô tả công việc của công ty để viết mục tiêu chính xác.

Lỗi chính tả: Giống như bất kỳ phần nào trong sơ yếu lý lịch của bạn, lỗi chính tả trong Mục tiêu có thể khiến bạn mất cơ hội.

Viết câu lủng củng. Mục tiêu nghề nghiệp thường được trình bày dưới dạng câu ghép. Vì vậy, hãy thật cẩn thận để tránh những câu khó hiểu nhé! Hiện tại, có rất nhiều mục tiêu ví dụ trên Internet. Bạn có thể học và thực hành viết các mục tiêu của riêng mình. Bạn nên tránh sao chép mẫu đích, nó sẽ làm cho mục tiêu của bạn không mang tính cá nhân.

Mục tiêu chỉ có mục đích riêng: Khi nói đến mục tiêu nghề nghiệp, hầu hết các ứng viên chỉ viết về mục tiêu cá nhân của họ mà quên mất lợi ích của công ty. Do đó, hãy thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn là người phù hợp và mang lại nhiều lợi ích cho công ty hơn những ứng viên khác!

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn những thắc mắc về câu hỏi Objective in CV là gì? Thêm vào đó, những mẹo và lỗi cần tránh khi viết Objective cũng sẽ giúp bạn cách viết mục tiêu nghề nghiệp một cách hoàn hảo và làm cho sơ yếu lý lịch của bạn nổi bật.

Cách Viết CV Xin Việc Ngân Hàng Ấn Tượng Với Nhà Tuyển Dụng

Ngành ngân hàng luôn trong tình trạng thiếu nhân tài. Vì nó đòi hỏi ứng viên có kiến ​​thức chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn và kỹ năng xuất sắc. Tuy nhiên, để lọt vào “mắt xanh” của các nhà tuyển dụng ngân hàng, một bản CV ngân hàng đẹp và chỉn chu sẽ giúp bạn không ít. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết cách viết CV xin việc ngân hàng ấn tượng dưới đây nhé!

  1. Một số công việc trong ngân hàng

Giao dịch viên: Vị trí này có đặc điểm là am hiểu nhu cầu của khách hàng, về sản phẩm tiền gửi, sản phẩm ngân hàng …

Tư vấn dịch vụ khách hàng: Công việc chính là chăm sóc và hỗ trợ các yêu cầu của khách hàng, giúp họ mở tài khoản ngân hàng mới, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Quản lý tài chính: Theo dõi và lập các báo cáo phát triển, phân tích, dự án hàng tháng, hàng quý. Ngoài ra, bạn phải theo dõi những gì đang xảy ra với ngân hàng của bạn.

Ngoài các vị trí trên, bạn còn có thể trở thành: nhân viên khoản vay, nhân viên hỗ trợ khoản vay, kế toán, thanh toán quốc tế / tài trợ thương mại …

  • Hướng dẫn viết CV xin việc vào ngân hàng

Nói chung, bất kỳ CV nào, thậm chí là CV ngân hàng đều chứa các thông tin sau: thông tin cá nhân; mục tiêu; kỹ năng; sở thích; học vấn; kinh nghiệm; công việc; chứng chỉ và giải thưởng.

Tuy nhiên, ngành ngân hàng cũng có những đặc thù riêng, để làm hài lòng nhà tuyển dụng, bạn cần lưu ý những điểm sau:

  • Trình bày rõ ràng mục tiêu nghề nghiệp

Thông tin cá nhân và mục tiêu nghề nghiệp là hai trong số những mục quan trọng hơn cả trong sơ yếu lý lịch của bạn, và bạn cũng phải chú ý giữ cho nội dung của hai mục này ngắn gọn và không quá dài. Mục tiêu nghề nghiệp phải rõ ràng, cụ thể và làm nổi bật vai trò mà họ đang tuyển dụng (cũng chính là vai trò bạn đang ứng tuyển). Nhờ vậy, nhà tuyển dụng sẽ nhận ra bạn là người có định hướng và mục tiêu rõ ràng, rất có thể chính là ứng viên mà họ đang chờ đợi.

  • Tập trung vào kinh nghiệm làm việc

Phần kinh nghiệm làm việc luôn là một trong những điều nhà tuyển dụng quan tâm nhất khi xem hồ sơ xin việc của ứng viên. Hãy nhớ bao gồm các công việc liên quan đến ngân hàng, nhưng đừng quên bao gồm các công việc trong các lĩnh vực khác, nếu có, vì chúng sẽ làm phong phú thêm hồ sơ xin việc của bạn.

Quan trọng nhất, kinh nghiệm làm việc của bạn phải thể hiện rõ khả năng thích ứng và phản ứng nhanh trong công việc. Nhà tuyển dụng cần khả năng thích ứng và phản xạ nhanh của bạn trong môi trường làm việc mới.

  • Chú trọng các kỹ năng đặc thù của một nhân viên ngân hàng

Nếu muốn trở thành một nhân viên ngân hàng, bạn cần thể hiện với nhà tuyển dụng mình có những kỹ năng như sau:

Kỹ năng chuyên môn: Các kiến thức lý thuyết và thực tế trong lĩnh vực ngân hàng. Ngoài ra, bạn cũng cần thành thạo các kỹ năng liên quan khác như: tin học văn phòng (Microsoft Word, Excel, PowerPoint …); phần mềm (CRM, ERP …).

Trình độ ngoại ngữ tốt: Làm việc trong ngân hàng đồng nghĩa với việc bạn sẽ thường xuyên gặp gỡ các đối tác hoặc khách hàng nước ngoài. Vì vậy bạn cần có khả năng ngoại ngữ tốt.

Khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm: Một số nhiệm vụ cần được thực hiện một mình, nhưng một số công việc cần được thực hiện với sự cộng tác của đồng nghiệp.

Kỹ năng chăm sóc khách hàng: Nhân viên ngân hàng phải tiếp xúc với khách hàng một cách thường xuyên. Vì vậy, họ cần phải kiên nhẫn và chu đáo để khách hàng luôn hài lòng với dịch vụ mà họ cung cấp.

Mỗi ngành nghề, mỗi công việc sẽ có những đặc thù riêng, ngành ngân hàng cũng vậy, và biết tận dụng những khác biệt đó để làm bật CV là một lợi thế. Bài viết trên đã hướng dẫn bạn cách viết CV xin việc ngân hàng sao cho chuẩn và dễ gây ấn tượng nhất. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn.

Viết mail xin nghỉ việc như thế nào vừa tinh tế vừa được đánh giá cao

Meta: Viết mail xin nghỉ việc như thế nào vừa tinh tế, vừa không bị đánh giá thấp năng lực. Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nếu bạn được chọn vào công ty làm việc mở đầu bằng CV chuyên nghiệp, khi bạn kết thúc công việc bạn cũng phải gửi đến cấp trên một email rõ ràng cho vấn đề này. Vậy viết mail xin nghỉ việc như thế nào mới chuẩn. Cùng tìm hiểu qua bài viết này bạn nhé

Có rất nhiều điều bạn cần phải lưu ý khi viết mail xin nghỉ việc gửi cấp trên. Hình thức và bố cục mail xin nghỉ việc cần những điều gì? Những điều bạn quan tâm sẽ được chúng tôi cung cấp trong bài viết này một cách cụ thể nhất.

Tầm quan trọng viết mail xin nghỉ việc?

Nhiều người thường mang cảm xúc e ngại và chán nản khi phải dành thời gian trình bày những nguyên nhân vì sao bản thân từ bỏ công việc hiện tại. Tuy nhiên, đó chính là một thủ tục bắt buộc mà bạn phải thực hiện trước khi xin nghỉ việc.

Dù muốn hay không thì bạn cũng phải thực hiện việc này một cách nghiêm túc. Viết email xin nghỉ việc không chỉ thể hiện phong cách làm việc chuyên nghiệp của bạn mà hơn hết còn là thước đo để đồng nghiệp và cấp trên đánh giá nhân phẩm của bạn.

Do đó, ngoài việc trình bày rõ ràng lý do xin nghỉ với cấp trên. Bạn cũng cần chuẩn bị hồ sơ hoặc thực hiện những thủ tục hành chính giấy tờ. Kể cả việc bàn giao công việc cụ thể cho những người tiếp quản sau đó bạn nhé!

Những điều cần cân nhắc trước khi viết mail xin nghỉ việc

Bạn cần chắc chắn rằng, bản thân muốn từ bỏ công việc này. Bạn cần đưa ra quyết định trước khi xin nghỉ việc. Tránh trường hợp, chưa muốn nghỉ việc đã gửi mail, bạn sẽ không rút lại được quyết định trên.

Bạn nên dành thời gian để trao đổi với những người thân, đồng nghiệp… Tốt hơn, có một cuộc nói chuyện rõ ràng với cấp trên để đề xuất những suy nghĩ của mình. Sự thương lượng và nói chuyện rõ ràng sẽ giúp bạn hiểu dễ dàng đưa ra quyết định hơn.

Nếu bạn đã quyết định xin nghỉ việc, bạn nên sử dụng song song mail trực tiếp và thư viết tay. Hai loại thư này đều phải trình bày một cách chỉn chu nhất. Ngay cả khi bạn không còn bất kỳ động lực nào đi làm, nhưng hãy cố gắng mọi công việc cuối cùng thật sự tốt bạn nhé! Vì những lá đơn này rất có thể sẽ được lưu trữ để nhà tuyển dụng tương lai nhìn thấy.

Cách viết mail xin nghỉ việc

Phần mở đầu

Luôn dùng kính ngữ với những người cấp trên bạn nhé! Hãy bắt đầu bằng từ “Kính gửi” đối với họ để thể hiện thái độ lịch sự nhất. Bạn cũng không cần nói những từ ngữ hoa mỹ hay quá phô trương để thể hiện thái độ bi thương của một nhân viên sắp nghỉ việc. Điều đơn giản bạn cần chỉ là lịch sự và trình bày rõ ràng quan điểm của mình là được.

Ví dụ: Kính thưa, Tổng Giám Đốc Công Ty A. Tôi tên là Nguyễn Văn Sơn làm việc tại vị trí nhân viên Marketing, hôm nay là ngày làm việc cuối cùng của tôi tại Công Ty. Dưới đây là thư đính kèm thông báo đến Ông/Bà về việc xin nghỉ việc tại công ty, bắt đầu từ ngày…

Phần thân

Phần thân mail, bạn nên dành những lời cảm ơn cho cấp trên, đồng nghiệp và tập thể Công ty đã tạo điều kiện cho bạn có thể làm việc tại đây trong suốt thời gian dài. Hãy thể hiện sự tôn trọng và thái độ nghiêm túc vì họ đã cho bạn cơ hội làm việc và hưởng những phúc lợi công ty trong suốt thời gian qua.

Mặc dù những việc này chỉ mang tính hình thức là chính, nhưng bạn cũng phải thể hiện nó vào trong mail nhé! Thay vì trình bày những điều bạn phải chịu đựng trong khoảng thời gian dài thì dùng thái độ khiêm nhường và lịch sự sẽ tốt hơn. Thêm bạn, bớt thù và mang đến tiếng thơm lâu dài cho bạn. Kể cả khi bạn ứng tuyển những công ty sau vẫn không ngại vì vướng phải thái độ kém tinh tế trước khi xin nghỉ việc.

Tiếp theo đó, hãy trình bày lý do xin nghỉ việc trong mail. Nếu bạn đã có cuộc nói chuyện với cấp trên nhưng không thống nhất được ý kiến. Chắc chắn, cấp trên cũng đã hiểu rõ vấn đề xin nghỉ việc của bạn bắt nguồn từ đâu. Cho nên, bạn cũng chỉ cần ghi ngắn gọn lý do xin nghỉ. Ví dụ: Giải quyết công việc gia đình, sức khỏe…

Một phần quan trọng nữa, mà bạn không thể quên đó chính là phần bàn giao công việc. Phần bàn giao công việc này sẽ thể hiện thái độ làm việc cũng như sự chuyên nghiệp của bạn trước khi nghỉ việc.

Hãy nói rõ bạn đã bàn giao công việc cho ai và tiến trình bàn giao đến đâu, để cấp trên nắm cụ thể. Qua đó, họ sẽ thấy được sự cẩn trọng và tinh tế của bạn. Đó là hành động đẹp trước khi kết thúc công việc tại công ty cũ.

Phần kết

Như thường lệ, phần kết bạn chỉ cần dành cho Công ty lời cảm ơn và lời hy vọng. Hy vọng, trong tương lai nếu có cơ hội sẽ hợp tác làm việc với họ (có thể ở tư cách mới chẳng hạn).

Trên đây, là tất cả những vấn đề mà chúng tôi gợi ý đến bạn để biết cách viết mail xin nghỉ việc chỉn chu và tinh tế nhất. Mong rằng, nó sẽ hữu ích trong việc giải quyết vấn đề của bạn sắp tới. Chúc bạn may mắn!

Giới thiệu bản thân ấn tượng chinh phục nhà tuyển dụng trong 3 phút

Cách giới thiệu bản thân ấn tượng như thế nào để giúp bạn tỏa sáng và ghi điểm trước nhà tuyển dụng. Nếu bạn quan tâm đến vấn đề này thì đây chính là bài viết phù hợp mà bạn đang tìm kiếm.Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể hơn bạn nhé!

Với tâm lý áp lực của những ứng cử viên xin việc, nhiều người dù đã cố gắng luyện tập cũng như tham khảo nhiều clip hướng dẫn khác nhau. Tuy nhiên, nhiều người không tránh khỏi việc ngập ngừng, trở nên thiếu tự tin trong quá trình phỏng vấn. Vậy nguyên nhân bắt nguồn từ đâu. Làm thế nào để bạn có cách giới thiệu bản thân ấn tượng nhất! Mời đọc qua những gợi ý trong bài viết dưới đây.

Thực tế vỡ mộng nên đừng tin vào lý thuyết

Nhà tuyển dụng là những người có kinh nghiệm làm việc lâu năm. Chính vì vậy, khả năng đánh giá và nhận xét ứng viên thông qua những gì họ thể hiện bên ngoài. Hoặc chỉ cần vài câu nói đầu tiên của bạn, họ cũng sẽ hiểu được phần nào khía cạnh con người bạn. Thậm chí là đánh giá được mức độ phù hợp của bạn trong công việc.

Cho nên 3 phút đầu tiên trong buổi phỏng vấn luôn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Nó có thể quyết định xem bạn gây ấn tượng được bao nhiêu điểm với nhà tuyển dụng.  Cho nên, lời khuyên chúng tôi dành cho bạn là đừng để bản thân mình trở nên mờ nhạt từ khi bắt đầu.

Bạn nghĩ những gì ưu tú nhất của bản thân về để vào phần sau trình bày sẽ tốt hơn. Thế nhưng, trong bất kỳ cuộc phỏng vấn nào, bạn nên nhớ khả năng cạnh tranh là vô cùng lớn. Rất nhiều ứng cử viên cạnh tranh, bạn không chủ động trở nên khác biệt và thu hút hơn bạn sẽ bị loại trừ sớm.

Cho nên, thay vì học theo những bước hướng dẫn cách giới thiệu bản thân ấn tượng nhất. Bạn hãy tìm ra điểm mạnh của bản thân với công việc, để tập trung làm nổi bật nó với nhà tuyển dụng trong 3 phút đầu tiên nhé!

Cách giới thiệu bản thân ấn tượng

Mở đầu bằng lời cảm ơn

Đây là yếu tố cơ bản nhưng nhiều người lại dễ dàng quên nó và dành thời gian giới thiệu về bản thân mình nhiều hơn. Không một ai lại từ chối lời cảm ơn, đặc biệt là với những nhà tuyển dụng. Bạn cần phải gửi lời cảm ơn dành cho họ nhiều hơn, bởi những lý do sau đây:

Cảm ơn nhà tuyển dụng đã xem qua hồ sơ của bạn và cho bạn cơ hội để đến tham dự buổi phỏng vấn này.

Cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian để lắng nghe bài trình bày về quan điểm làm việc của bạn.

Cảm ơn nhà tuyển dụng đã công nhận năng lực và phản hồi lại nguyện vọng ứng tuyển của bạn trong thời gian vừa qua.

Có rất nhiều cách để cảm ơn nhà tuyển dụng, tuy nhiên bạn hãy lựa chọn cho mình lời cảm ơn chân thành nhất. Lưu ý, không dành quá nhiều thời gian cho việc cảm ơn. Nếu mất nhiều thời gian vào nó sẽ mang đến cảm giác bạn đang xu nịnh quá đà. Hơn nữa, là đánh mất thời gian nói về bản thân. Thậm chí nếu bạn thể hiện quá đà sẽ bị ngay một điểm trừ to đùng trong mắt nhà tuyển dụng đấy.

Đừng quên nói về bản thân đầy đủ

Có thể, nhà tuyển dụng đã cầm trong tay CV ứng tuyển của bạn, biết rõ mọi thông tin liên quan đến bạn. Tuy nhiên, hãy giới thiệu lại với họ, bạn là ai, họ tên đầy đủ là gì? Kinh nghiệm làm việc (nếu có), bạn từng công tác ở đâu? Hoặc đôi nét về ngành nghề bạn học, lĩnh vực bạn đang quan tâm.

Hãy dành thời gian để nói tất cả những điều trên một cách ngắn gọn và xúc tích nhất. Tốt nhất, bạn có thể liệt kê sẵn những điểm cần trả lời và ghi nhớ nó để không quên và tránh tình trạng nói lan man.

Giới hạn cho bản thân một khoảng thời gian cụ thể từ 1 đến 2 phút để nói rõ về bản thân bạn thật súc tính. Bạn đừng quên, trên CV của bạn đã ghi rõ mọi điều. Không cần quá dài dòng kể lể lý do nhảy việc hay bạn từng đoạt giải thưởng danh giá gì. Điều bạn cần chỉ là xoáy sâu vào những gì hiện tại bản thân đã đạt được mà thôi.

Nêu lên ưu điểm, khuyết điểm

Bạn không nên nói điều này vào phần giới thiệu bản thân chung. Vì nó có thể khiến nhà tuyển dụng cùng lúc tiếp nhận quá nhiều thông tin, họ sẽ không tập trung thế mạnh của bạn.

Vì vậy, hãy dành phần giới thiệu ưu điểm và khuyết điểm vào những lúc cần thiết. Hãy dành cho nó thời gian ưu tiên hơn. Nếu được bạn có thể lồng ghép vấn đề này vào việc giải thích lý do vì sao bạn nhảy việc hay nghỉ việc. Nó sẽ hợp lý hơn, vì nhà tuyển dụng sẽ hiểu lý do bạn nghỉ việc phần lớn là không tìm được công việc đúng với thế mạnh mình có.

Trình bày nguyện vọng bản thân

Điều quan trọng cuối cùng là bạn phải nêu rõ nguyện vọng bản thân là gì? Đừng nên rập khuôn vào những nguyện vọng chung chung như: “Em muốn làm việc môi trường chuyên nghiệp hay sáng tạo, hay mong muốn làm việc công ty có đãi ngộ tốt, mức lương cao.”

Lời khuyên cho bạn là chỉ cần nói rõ nguyện vọng bạn muốn. Những điều mà bạn tìm kiếm tại môi trường làm việc cũ chưa mang lại được. Hãy nói rõ cho nhà tuyển dụng biết để họ xác định được công ty hiện tại có những điều bạn cần hay không. Và bạn có thật sự là ứng cử viên thích hợp mà họ tìm kiếm hay không nhé!

Cuối cùng, đừng quên gửi lời cảm ơn chân thành và sắp xếp lại giấy tờ và bàn ghế ngăn nắp trước khi bạn rời đi. Hy vọng rằng, những cách giới thiệu bản thân ấn tượng mà chúng tôi gợi ý cho bạn trong bài viết này sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình phỏng vấn sắp tới. Chúc bạn thành công!

Hòa đồng là gì?

Hòa đồng là gì? Nghệ thuật hòa đồng trong giao tiếp mà bạn nên biết

Rào cản lớn nhất trong vấn đề giao tiếp đó chính là sự rụt rè, nhút nhát không dám mở chuyện với những người xung quanh. Sự hòa đồng cũng được xem là một kỹ năng cần thiết giúp bạn có thể vượt những mặc cảm e ngại trong quá trình giao tiếp. Vậy hòa đồng là gì? Và nó đóng vai trò quan trọng như thế nào trong giao tiếp.

Bất kỳ ai đều không muốn bản thân trở thành một người dư thừa trong đám đông, nhưng chỉ vì lý do giao tiếp kém khiến bạn không thể nào dễ dàng hòa đồng với mọi người, đó sẽ trở thành một điểm yếu nhất định cản trở bạn phát triển các mối quan hệ xã hội lẫn công việc. Do đó, nếu cải thiện được vấn đề này, bạn không nhất thiết phải trở thành tiêu điểm của đám đông, nhưng ít nhất bạn cũng có thể phát triển thêm nhiều mối quan hệ bạn bè mới, và trở nên tự tin hơn về kỹ năng giao tiếp mà mình có.

Hòa đồng là gì?

Hòa đồng được hiểu đơn giản đó chính là sự cởi mở thân thiện của bạn đối với mọi người xung quanh. Trong đó, không hề có sự phân biệt đẳng cấp tạo nên sự xa cách lẫn nhau, tất cả mọi người đều bình đẳng và cùng nhau thực hiện những công việc vì mục tiêu chung đã được đề ra.

Các bí quyết giúp bạn trở nên hòa đồng hơn trong giao tiếp

1. Hãy cẩn trọng hơn trong lời nói

Mỗi lời nói bạn thốt ra đều mang một giá trị nhất định, nó có thể tác động đến tâm trạng và cảm xúc của người khác. Vì vậy, hãy tập cho mình một thoái quen cẩn thận trước khi mở lời nói bất kỳ điều gì với người khác. Sự trung thực và chân thành trong lời nói bao giờ cũng được đánh giá cao, tuy nhiên phải tùy vào những trường hợp cụ thể.

Nếu không căn cứ vào những tình huống nhất định, mà tùy tiện bộc lộ hết những gì mình muốn nói, sẽ khiến người khác cảm thấy đó là một điều không tôn trọng đối với họ. Hãy học cách lịch sự và khiêm tốn nhất định bạn sẽ được mọi người yêu quý hơn rất nhiều.

2. Tạo ra năng lượng tích cực khi giao tiếp

Tất cả mọi người đều thích trò chuyện với những người vui vẻ nhiều hơn, vì họ cho rằng mình như được truyền năng lượng tích cực. Điều đó khiến họ cảm thấy yêu đời và lạc quan hơn rất nhiều. Ngược lại, những người luôn tỏ ra bất cần, khó gần, hay luôn thể hiện sự e ngại tiêu cực trong lời nói, sẽ luôn khiến mọi người xung quanh xa lánh. Vì vậy, hãy thể hiện tinh thần nhiệt huyết và vui vẻ trong lời nói, đó sẽ là điểm cộng tuyệt đối giúp bạn hòa đồng hơn với mọi người.

3. Luôn biết lắng nghe và đồng cảm

 Một người luôn biết chân thành lắng nghe và đồng cảm với những cảm xúc của những người khác, sẽ luôn được mọi người quý mến. Chúng ta sẽ rất dễ tìm người đưa ra những lời khuyên nhủ cố gắng lúc khó khăn, nhưng để tìm một người bạn đủ kiên nhẫn để lắng nghe chúng ta chia sẻ những vấn đề mà mình đang mắc phải là rất ít. Sự lắng nghe và đồng cảm thật sự bao giờ cũng quý giá hơn những lời an ủi bình thường mà bất kỳ ai cũng nói được.

4. Hãy tôn trọng lời nói của người khác

Một trong những hành động khiến bạn dễ bị người khác xa lánh và ngại tiếp xúc trò chuyện đó chính là không tôn trọng lời nói của họ. Hãy để người khác có quyền phát biểu suy nghĩ và cảm xúc của mình một cách trọn vẹn và sau đó bạn hãy đưa ra những lời nhận xét phù hợp. Đừng cố tỏ ra xem thường những gì người khác nói, nó chỉ khiến bạn trở thành một kẻ thiếu tế nhị và thiếu sự tôn trọng đối với người khác. Sự bảo thủ trong lời nói, là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bạn trở thành kẻ khó gần thật sự. Việc này thuận lợi cho bạn Tạo CV Online Free xin việc dễ dàng sau này.

5. Không tọc mạch hay nịnh bợ cấp trên

Bất kỳ ai đều không thích những người tọc mạch, soi mói chuyện của người khác và đặc biệt là những kẻ luôn chỉ biết nịnh bợ cấp trên. Đối với những người như thế này, bạn tốt nhất đừng nên kết thân và chủ động bắt chuyện với họ trong những trường hợp không cần thiết, vì biết đâu bạn sẽ trở thành một người đề tài mới để họ bàn tán với mọi người trong thời gian tới. Vì vây, nếu muốn hòa đồng hơn với mọi người bạn nên lựa chọn những người đáng tin tưởng để trò chuyện sẽ tốt hơn.

6. Tự tin vào chính bản thân mình

Điều quan trọng nhất, khiến bạn có thể hoàn thiện tốt kỹ năng giao tiếp của mình đó chính là sự tự tin nhất định. Bạn sẽ không thể làm gì tốt nếu không có một sự tự tin tuyệt đối vào bản thân mình. Vì vây, đừng ngần ngại suy nghĩ những điều lung tung, việc bạn cần chỉ là sống tích cực và chủ động hơn mà thôi.

Một người luôn sống hòa đồng sẽ mở rộng được nhiều mối quan hệ trong cuộc sống. Vì vậy, chẳng có lý do gì khiến bạn phải e ngại khi tiếp xúc với mọi người. Hãy nhớ rằng, người khác sẽ đánh giá bạn đúng với những gì họ thấy. Do đó, ngay từ bây giờ hãy tự phá bỏ những rào cản tâm lý và bước ra khỏi vùng an toàn để tìm kiếm những người bạn thât sự và chinh phục những thành công mới trong cuộc sống.

5 Kỹ năng giải quyết xung đột cần thiết mà bạn cần phải biết

Trong bất kỳ một công việc nào cũng luôn xảy ra những mâu thuẫn nhất định. Bạn không thể nào chọn chọn cách im lặng để chịu đựng mọi vấn đề, hay trở thành người luôn dùng lý trí để giải quyết nó. Vì vậy, bạn cần phải trang bị cho mình những kỹ năng giải quyết xung đột nhất định để có thể xử lý nó một cách khéo léo và hiệu quả nhất.

Xung đột là một phần chắc chắn sẽ xảy ra trong môi trường làm việc, nếu không biết cách xử lý sẽ gây ra những hiểu lầm khó tránh khỏi. Nghiêm trọng hơn, nếu làm ảnh hưởng tới công việc, bạn sẽ khiến đồng nghiệp lẫn cấp trên có thái độ đánh giá không tốt về cách làm việc của mình. Vì vậy, trong vai trò là một nhân viên bạn cần phải nắm vững những kỹ năng giải quyết xung đột cơ bản dưới đây, để hạn chế được những vấn đề thực tế sẽ xảy ra trong môi trường làm việc.

1. Tìm ra nguyên nhân chính của sự xung đột

Để có thể rỡ rối thành công, bạn cần phải tìm ra được nút thắt của vấn đề đang nằm ở đâu. Mọi sự tranh chấp xung đột bao giờ cũng bắt nguồn từ những nguyên nhân nhất định, thay vì chưa biết gì mà đã phân tích xem ai đúng ai sai, thì lời khuyên dành cho bạn là hãy giữ bình tĩnh đề tìm ra điểm khởi nguồn của vấn đề. Điều đó, giúp bạn nhanh chóng giải quyết xung đột đang xảy ra một cách nhanh chóng hơn.

2. Hãy tạo cơ hội lắng nghe

Một trong những nguyên nhân khiến mọi cuộc mâu thuẫn diễn ra ngày càng trầm trọng hơn, đó chính là những người trong cuộc không có cơ hội nói lên ý kiến và suy nghĩ để giải thích cho đối phương hiểu. Mọi người đều trở nên căng thẳng và nóng giận hơn, điều đó khiến mọi việc vượt ngoài tầm kiểm soát ban đầu. Vì vậy, hãy bình tĩnh và tạo cơ hội cho để tất cả mọi người có thể ngồi xuống và từng người một đều có quyền chia sẻ những gì mà họ cần phải nói để giải quyết mâu thuẫn.

3. Nhìn nhận lại vấn đề một lần nữa

Khi bạn đã có cơ hội lắng nghe những người trong cuộc chia sẻ về suy nghĩ của họ, phần nhiều sẽ khiến cách nhìn nhận vấn đề ban đầu của bạn có nhiều sự thay đổi nhất định. Vì vậy, để có thể đưa ra cách giải quyết phù hợp, hãy tập trung đánh giá lại vấn đề một lẫn nữa, để không bỏ sót những chi tiết quan trọng.

4. Lựa chọn cách giải quyết

Hãy đặt nguyên tắc công bằng lên hàng đầu khi giải quyết mâu thuẫn, nhiều người thường giải quyết theo cảm tính mà quên đi sự công bằng đích thực. Nếu muốn vấn đề được giải quyết tốt hơn, bạn nên nhờ một nhân vật thứ 3, một người mà bạn tin chắc rằng họ sẽ có đủ tư cách và sự tin tưởng của mọi người để giúp vấn đề được xử lý công bằng nhất. Hơn nữa, bạn nên đưa ra nhiều cách giải quyết khác nhau, để tìm ra cách giải quyết phù hợp, đừng cố ép buộc mọi người phải tuân theo một cách làm nhất định, sẽ càng khiến mâu thuẫn ngày càng trở nên dâng cao hơn.

5. Đừng đặt cái tôi của mình vào cuộc cãi vã

Nếu cuộc mâu thuẫn diễn ra, tất cả chúng ta đều là người có lỗi, vì vậy hãy giải quyết vấn đề một cách thật công bằng. Đừng mang cái tôi cảm xúc quá lớn của mình vào cuộc cãi vã, đặc biệt là phân biệt vị trí làm việc của mình vào đó, tất cả chỉ khiến cuộc mẫu thuẫn đi vào ngõ cụt thật sự. Nhưng nếu có thể nhân nhượng và giải hòa với nhau, hãy gạt bỏ cái tôi cá nhân của mình mà chấp thuận. Sự nhường nhịn ở đây, không phải là sự thiệt thòi hay mất mát gì quá to lớn, mà chỉ là cách làm khiến mọi vấn đề mà bạn đang gặp phải được hòa giải theo một cách tốt đẹp hơn mà thôi.

Con người luôn dễ dàng bị cảm xúc chi phối về nhiều mặt, đặc biệt là trong công việc nếu bạn càng dễ bị cảm xúc chi phối thì bạn sẽ không thể dễ dàng xóa bỏ mọi xung đột xảy ra. Vì vậy, thay vì nóng giận hay chọn cách đè nén cảm xúc của bản thân, bạn hãy bình tĩnh tìm ra cách giải quyết thích hợp dựa vào những kỹ năng mà chúng tôi đã chia sẻ phía trên. Chúc bạn thành công!

Văn hóa làm việc của người Nhật nghiêm khắc đến mức độ nào?

Nhắc đến Nhật Bản, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh một đất nước công nghiệp hiện đại, với những nét đẹp văn hóa tinh thần mang đậm tính truyền thống đã trở thành biểu tượng xứ sở hoa anh đào này. Trong đó, phải kể đến văn hóa làm việc của người Nhật, một trong những yếu tố tạo nên sự phát triển vượt bậc về kinh tế của Nhật Bản ngày hôm nay, mà chúng ta cần phải học hỏi rất nhiều.

Người Nhật vốn nổi tiếng với tác phong làm việc rất cẩn thận và tỉ mỉ đến từng chi tiết, những sản phẩm được họ tạo ra bao giờ cũng được đánh giá rất cao về mặt chất lượng và độ tinh xảo tuyệt đối. Chính vì vậy, có rất nhiều người đặt ra câu hỏi: Văn hóa làm việc của người Nhật nghiêm khắc đến mức độ nào, khiến thành quả lao động họ làm ra lại tuyệt vời đến thế? Để trả lời cho câu hỏi đó, chúng ta hãy thử tìm hiểu những điều đặc biệt gì đã tạo nên văn hóa làm việc đáng ngưỡng mộ của họ như vậy?

1. Đặt mục tiêu công việc lên hàng đầu

Ở một số công ty ở Nhật Bản, để có thể bắt đầu một ngày làm việc tràn đầy năng lượng và nhiệt huyết hơn, người ta thường cho nhân viên đứng xếp theo hàng và hô to khẩu hiêụ của công ty. Mục đích của việc ngày khiến nhân viên ghi nhớ nguyên tắc làm việc chung mà công ty đề ra, qua đó nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên mỗi ngày.

Về lâu dài, điều này sẽ hình thành nên thói quen tích cực giúp nhân viên mỗi khi ngồi vào bàn làm việc hay thực hiện một hành động nào khác. Họ sẽ luôn nhớ đến mục tiêu chung của công ty và xem xét cân nhắc nó có thật sự phù hợp để tiến hành hay không. Thậm chí, họ luôn ghi mục tiêu đó lên trên bàn làm việc mỗi ngày để nhắc nhở bản thân mình làm việc hiệu quả hơn, tích cực hơn.

2. Luôn luôn nghiêm túc

Chúng ta đều biết người Nhật là những người rất chăm chỉ và họ luôn rời khỏi văn phòng làm việc vào lúc rất muộn. Tuy nhiên, họ không đặt quá nhiều sự than vãn về vấn đề đó, mà chỉ muốn hướng đến việc giải quyết nhanh chóng những công việc mà mình đã được giao. Còn một điều rất đặc biệt, đó chính là người Nhật không bao giờ thể hiện những cảm xúc quá nhiều trong các buổi họp, vì họ đề cao sự nghiêm túc tuyệt đối. Trong môi trường làm việc chung, thì tinh thần đó càng phải được tuân thủ hơn bao giờ hết. Họ không được cười đùa, hay có những hành động quá mức với những đồng nghiệp trong công ty, điều đó thể hiện sự thiếu nghiêm túc trong tác phong làm việc.

3. Tôn trọng tiền bối

Văn hóa làm việc của người Nhật Bản luôn đề cao vai trò của những người đi trước, vì họ là những người có học thức uyên bác, và kinh nghiệm làm việc nhiều hơn. Ngay cả trong cách ứng xử thông thường, những người có địa vị và học thức thấp hơn sẽ phải cuối đầu, kính trọng khi chào hỏi những người có địa vị cao hơn. Thậm chí người càng có địa vị thấp càng phải cuối đầu thấp hơn nữa.

Trong các cuộc họp hay hội thảo, những nhân viên sẽ trực tiếp nêu ra ý kiến của mình đối với ban lãnh đạo. Tuy nhiên, mục đích chính của họ là trình bày, phân tích hay bày tỏ nguyện vọng để cấp trên đưa ra lời khuyên, tư vấn họp lý, chứ không phải để đòi hỏi công việc hay gây chú ý với sếp. Ngoài ra, nhân viên cấp dưới cũng không được yêu cầu những vấn đề tăng lương, thỏa thuận hợp đồng với cấp trên ở những nơi đông người, đó được xem một sự thiếu kính trọng đối với những người đi trước.

4. Đáng giá cao sức mạnh tập thể

Khác các nước phương Tây đề cao vai trò của cá nhân mà quên đi tập thể, thì ở Nhật tinh thần làm việc tập thể lúc nào cũng được đánh giá cao hơn hết. Họ luôn luôn quan niệm, mọi việc không thể thành công nếu bạn làm một mình. Tinh thần này của người Nhật đã được các công ty chú trọng áp dụng hình thức làm việc nhóm hiệu quả để giúp doanh nghiệp xây dựng những thành công nhất định.

5. Coi trọng hình thức

Trong suy nghĩ của người Nhật, hình thức bên ngoài phải được chỉn chu đúng mức thì việc hoàn thiện nội dung bên trong mới có hiệu quả tốt. Chính vì vây, từ cách ăn mặc cho đến tác phong đi đứng, cách ăn nói họ đều thể hiện được sự chỉnh chu và tôn nghiêm về mặt hình thức khi làm việc. Một hình thức tốt sẽ thể hiện được giá trị bên trong của việc giữ gìn phẩm chất con người, là yếu tố lịch sự đầu tiên khiến người khác đánh giá cao bạn. Nhất là trong vấn đề kinh doanh thì yếu tố hình thức đóng một vai trò cực kỳ quan trọng quyết định thành công.

6. Làm việc hết mình, tận hưởng hết sức

Giải trí là một trong những hoạt động không thể thiếu giúp mọi người có thể giải tỏa căng thẳng và áp lực trong một ngày làm việc. Người Nhật thường chọn các địa điểm như quán ăn, quán karaoke để có thể bồi bổ năng lượng cần thiết, và có những phút giây thư giãn vui vẻ giúp các đồng nghiệp gắn kết hơn với nhau. Đặc biệt, là họ bao giờ cũng đi thành một nhóm và không để bản thân mình đơn lẽ khi hoạt động vui chơi trong một nhóm như thế này.

Mong rằng, với những thông tin phía trên bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi “Văn hóa làm việc của người Nhật nghiêm khắc đến mức độ nào?” Tuy nhiên, dù có nghiêm túc trong công việc đến đâu, thì người Nhật vẫn luôn biết cách cân bằng trong cuộc sống để không khiến bản thân chịu nhiều áp lực hơn. Đó cũng là một điều mà chúng ta rất cần phải học hỏi thêm từ họ.  

Chạy deadline là gì? Làm thế nào để không bị trễ deadline?

Đối với những ai đã đi làm thì deadline luôn là nỗi áp lực rất lớn trong quá trình làm việc. Nếu không có cách sắp xếp và tổ chức công việc hợp lý rất dễ xảy ra tình trạng phải chạy deadline liên tục. Vậy chạy deadline là gì? Và làm thế nào để hạn chế vấn đề này một cách hiệu quả.

Bất kỳ ai cũng không muốn rơi vào hoàn cảnh phải chạy deadline mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể cải thiện được vấn đề này, khi biết cách hoạch định công việc hợp lý. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ bật mí với các bạn một vài phương pháp cần thiết để việc chạy deadline không còn là nỗi áp lực tinh thần quá lớn trong quá trình làm việc.

Hoàn thành deadline đúng thời hạn. Ảnh hurca.com

1. Chạy deadline là gì?

Nếu deadline là một khái niệm phổ biến trong việc quản lý thời gian công việc như thế nào để mang lại hiệu quả công việc, nhằm để kiểm tra về tốc độc làm việc có đáp ứng được KPI so với mục đích được đề ra hay không. Từ đó, ban lãnh đạo công ty sẽ có những mức độ khen thưởng hay xử phạt đúng mức.

Thuật ngữ “Chạy deadline” chỉ tình trạng những người làm việc phải nhanh chóng hoàn thiện những công việc một để kịp thời gian mà cấp trên đã giao phó trước đó.

Ví dụ như bạn được trưởng phòng giao cho nhiệm vụ phải viết hai bản báo cáo tổng kết nộp vào lúc 5h chiều hôm nay. Tuy nhiên, đến lúc 4h chiều bạn chỉ vừa hoàn thành xong một bản báo có mà thôi, vì vậy bạn phải cố gắng viết thêm một bản bảo cáo nữa để có thể nộp đúng theo yêu cầu của trưởng phòng đề ra. Khi đó, bạn rơi vào tình trạng chạy deadline đúng như khái niệm vừa nêu.

2. Làm thế nào để không phải chạy deadline?

Mỗi công ty đều có những deadline cụ thể để đảm bảo cho mỗi nhân viên làm việc được khoa học hơn, hướng đến mục tiêu hoàn thành công việc theo một thời gian chính xác. Điều đó, góp phần vào sự phát triển và thành công của mỗi tổ chức, công ty, doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu để trễ deadline bạn không những sẽ phải đối mặt với những lời trách móc từ cấp trên, sự đình trệ trong công việc, mà tệ hơn là ảnh hướng đến quá trình làm việc của rất nhiều người khác. Do đó, ngay từ lúc nhận công việc, bạn nên chủ động thực hiện một số biện pháp sau để không phải chạy deadline một cách mệt mỏi.

Làm tốt công tác tư tưởng

Đây được xem là bước cơ bản đầu tiên, đồng thời cũng là bước quan trọng nhất. Hãy tự làm làm tốt công tác tư tưởng của mình, đừng tạo thói quen trì hoãn kéo dài dẫn đến tình trạng nước tới chân mới nhảy, thì cũng vô ích. Vì thế, ngay khi nhận được công việc hãy tạo một checklist cần thiết, dán trên bàn làm việc để luôn nhắc nhở bản thân đừng quên những mục tiêu quan trọng.

Chi tiết hóa công việc

Ở bước này, bạn hãy dựa vào checklist mà mình đã tạo, từ đó phân tích ra những công việc chi tiết hơn. Điều này, sẽ giúp bạn tránh tình trạng khi có quá nhiều công việc tồn đọng cần phải cố gắng làm thật nhanh những vấn đề chính mà quên đi những vấn đề phụ khác gây ra những thiếu sót nhất định. Ngoài ra, khi chi tiết hóa công việc bạn sẽ thấy được cái nhìn tổng quát hơn, từ đó sắp xếp nên ưu tiên công việc nào cần phải sớm hoàn thành trước.

Đánh giá tính khả thi của deadline

Mỗi ngày luôn có rất nhiều deadline khác nhau, mà bạn phải hoàn thành nó. Vì vậy, để có thể đưa ra cách giải quyết thích hợp cho từng loại deadline, bạn nên đánh giá tính khả thi của nó. Hãy dành một khoảng thời gian nhất định để phân tích xem deadline nào mà bạn có khả năng hoàn thành sớm để xử lý trước, và những deadline còn lại nên lựa chọn cách giải quyết nào là phù hợp nhất. Điều này, sẽ góp phần rút ngắn thời gian xử lý công việc của bạn, đẩy nhanh tiến độ làm việc lên cao hơn rất nhiều.

Tìm cách thương lượng phù hợp

Nếu có quá nhiều deadline trong cùng một khoảng thời gian, khiến bạn trở nên vô cùng áp lực, và không biết nên giải quyết nó như thế nào. Lời khuyên cho bạn chính là nên thương lượng với sếp, hoặc khách hàng. Trong quá trình trao đổi công việc với khách hàng và cấp trên, bạn hãy thương lượng với họ một giới hạn deadline phù hợp với mức độ khó của từng loại công việc khác nhau, điều đó giúp bạn lên kế hoạch làm việc khả thi hơn. Hơn nữa, bạn cũng có thể để phòng các trường hợp sẽ bị trễ deadline, nên trừ hao thời gian thêm 1 đến 2 tiếng khi trao đổi, để có thể đảm bảo mọi việc được hoàn thiện hơn nữa.

Trên đây, là một số phương pháp giúp bạn có thể cải thiện tình trạng phải bị chạy deadline không mong muốn. Hy vọng rằng, qua bài viết này bạn có thể có thêm một số kiến thức để ứng dụng vào thực tế công việc một cách phù hợp nhất.

Đề xuất tăng lương với sếp như thế nào mới hiệu quả?

Nếu bạn đã làm việc cho công ty trong một thời gian dài, và có những đóng góp đáng kể, và những thành tích nhất định trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, mức lương của bạn vẫn không có nhiều thay đổi. Vì vậy bạn muốn đề xuất tăng lương với sếp nhưng đang phân vân không biết nên làm thế nào mới là hợp lý nhất.

Đây là vấn đề mà nhiều người luôn cảm thấy rất áp lực khi phải nghĩ đến. Tuy nhiên, nếu không có sự chuẩn bị cần thiết để có thể trình bày ý kiến một cách hiệu quả, thì sẽ dễ làm mất lòng sếp. Thậm chí, còn khiến họ hiểu sai về mục đích chính của bạn, do đó trước khi ngồi xuống bàn làm việc và đề xuất về vấn đề tăng lương này. Bạn cần phải chuẩn bị một số điều cần thiết dưới đây, để tăng tính thuyết phục trong lời nói của mình, không chỉ khiến sếp phải lắng nghe mà còn phải gật gù đồng ý.

Đề xuất tăng lương với sếp. Ảnh woobsing.com

1. Tìm hiểu thật kỹ về thị trường

Bạn không thể nào đưa ra yêu cầu tăng lương với sếp chỉ với một vài câu nói, mà không một thông tin nào cụ thể. Vì vậy, trước khi thương lượng bạn phải nắm được thế mạnh về vị trí công việc của mình. Bạn hãy thử tìm hiểu trên các website tuyển dụng về mức lương cơ bản dành cho nhân viên, chuyên viên là bao nhiêu, từ đó có thể đưa ra được con số cụ thể mà bạn muốn đề xuất.

Bạn cũng có thể trò chuyện với những đồng nghiệp thân thiết để họ giúp bạn tham khảo mức lương mong muốn có phù hợp hay không? Điều này, rất quan trọng không chỉ giúp bạn có một lý do chính đáng về việc tăng lương, mà còn khiến sếp của bạn cũng phải lưu tâm về những gì bạn đưa ra là hoàn toàn có cơ sở hợp lý.

2. Xem xét tính hợp lý của vấn đề

Nếu như, bạn đã dành thời gian để nghiên cứu thị trường về mức lương phổ biến mà các công ty khác chi trả cho nhân viên. Bước tiếp theo, bạn nên làm đó chính là xem xét lại tính hợp lý của vấn đề. Hãy chắc chắn rằng, đề xuất muốn tăng lương của bạn hoàn toàn thích hợp với điều kiện kinh doanh của công ty hiện tại, nếu công ty đang chạy một dự án lớn cần nhiều vốn hay đang đối mặt trong tình trạng giải quyết khó khăn thì vấn đề tăng lương của bạn lúc này nên suy nghĩ lại.

Đặc biệt, đối với những đề xuất tăng lương bạn không thể chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào những cảm xúc mà mình muốn, mà phải gắn liền với lợi ích công ty. Hãy nhớ, khi mới vào làm việc tại công ty bạn đã hứa hẹn rất nhiều điều bao gồm cả vấn đề tiền lương thích hợp. Vì vậy, đừng chỉ mãi đưa cảm xúc vào công việc, mà phải nghĩ đến những lợi ích mà bạn mang đến cho công ty và những lời cam kết sẽ gắn bó với làm việc lâu dài. Hãy đủ lý trí, và bình tĩnh để có thể quyết định chính xác vào những trường hợp thực tế.

3. Đánh giá đúng năng lực bản thân

Lúc này, bạn hãy tự đánh giá đúng về năng lực của bản thân để thuyết phục sếp tăng lương cho bạn. Hãy lập ra một bảng liệt kê chi tiết, những việc mà bạn đã cống hiến cho công ty thời gian qua để tăng tính thuyết phục hơn. Nhưng hãy nhớ mục đích thương lượng chính của vấn đề này, đó chính là mong muốn có thể gắn bó với công ty lâu hơn, đóng góp vào bức tranh phát triển chung của công ty.

Một trong những sai lầm khiến cuộc thương lượng rơi vào bế tắc cho bạn đó chính là quá tập trung vào những con số cụ thể, mà quên đi sự tiến triển trong con đường sự nghiệp. Tuy nhiên, nếu bạn là một người có năng lực thật sự, hãy thử đề xuất với sếp vấn đề này để họ có thể giúp bạn vạch ra một lộ trình phát triển đúng đắn để có thể có được mức lương mong muốn. Đừng quá nôn nóng sẽ khiến mọi thứ bị lệch ra khỏi mục đích ban đầu.

Tăng lương là một yêu cầu thiết thực với tất cả mọi nhân viên, đặc biệt là khi họ đã cống hiến rất nhiều cho sự thành công của công ty đó. Tuy nhiên, không phải bất kỳ nhân viên nào đề xuất tăng lương đều có thể được sự gật đầu của sếp. Vì thế, mong rằng với những kinh nghiệm mà chúng tôi đã chia sẻ trong bài viết này có thể giúp bạn khéo léo thuyết phục sếp trước đề xuất tăng lương theo nguyện vọng mà mình mong muốn.