Giao tiếp kém cần cải thiện như thế nào?
Giao tiếp là một trong những kỹ năng quyết định rất lớn đến thành công của chúng ta trong cuộc sống. Vì vậy, nếu khả năng giao tiếp kém sẽ là một điều hạn chế nhất định, cản trở bạn trên con đường phát triển bản thân, và khiến bạn mất đi những cơ hội thăng tiến lý tưởng trong cuộc việc.
Nhiều người thường đỗ lỗi cho việc giao tiếp kém là do tính cách quyết định. Tuy nhiên, tính cách hướng nội hay hướng ngoại chỉ là một phần nhỏ tác động đến vấn đề giao tiếp. Sự thật, thì có rất nhiều người hướng nội lại có thể dễ dàng thích ứng rất nhanh trong những môi trường làm việc đòi hỏi khả năng giao tiếp tốt. Điều đó chứng tỏ, việc giao tiếp giỏi hay kém không hoàn toàn phụ thuộc vào tính cách, mà lo do suy nghĩ và rèn luyện nỗ lực của bản thân con người.
Dưới đây, là một số biện pháp cần thiết để bạn có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình trở nên tốt hơn, thay vì cứ mãi chìm đắm trong suy nghĩ đỗ lỗi cho tính cách.
1. Đừng mãi nhìn vào yếu điểm bản thân
Một trong những rào cản lớn nhất khiến việc giao tiếp trở nên khó khăn hơn đối với bạn, đó chính là luôn nhìn vào những khuyết điểm của chính mình. Trong suy nghĩ của bạn đã mặc định rằng, “tôi giao tiếp không giỏi, mọi người chắc chắn sẽ không muốn nghe tôi nói, những điều tôi nói ra thật tệ hại,…” thì mãi mãi bao sẽ không bao giờ bước ra khỏi vũng lầy của sự tự ti yếu đuối.
Bạn nên nhớ, không ai sinh ra đã là người khéo ăn khéo nói, hay giỏi giao tiếp một cách toàn diện, hơn nữa cũng không ai quy định chỉ những người tài giỏi mới được lên tiếng trước đám đông. Vì vậy, việc đầu tiên là bạn phải xóa bỏ rào cản bản thân, mới có thể tin vào những gì mình nói và thuyết phục người khác.
2. Học cách lắng nghe trước khi nói
Nhiều người thường nghĩ nên luyện nói như thế nào để giao tiếp tốt, mà quên đi bước cơ bản là phải biết cách lắng nghe trước đã. Thứ nhất, nếu bạn không tự tin để nói, thì hãy lắng nghe những người xung quanh bạn nói giỏi như thế nào để học hỏi cách nói của họ. Thứ hai, trong một cuộc đối thoại hãy đóng vai trò là một khán giả thật sự, lắng nghe để thấu hiểu và đồng cảm với những gì mà người khác nói. Đó chính là cách, mà bạn có thể vừa tiếp thu kinh nghiệm lại vừa là người chủ động trong mội cuộc đối thoại.
3. Hãy nói ngắn gọn, súc tích tránh lòng vòng
Sau khi rèn luyện được hai kỹ năng cơ bản đầu tiên, điều tiếp theo mà bạn cần làm đó chính là tập nói. Nghe có vẻ đơn giản như việc làm của trẻ con ba tuổi, tuy nhiên tập nói ở đây là nói theo một ý thức nhất định chứ không phải chỉ đơn giản là lặp lại lời của người nói. Hãy tìm cho mình những chiếc gương, nhìn vào đó và tập nói một cách tự tin hơn. Điều quan trọng mà bạn cần phải đảm bảo được đó chính là những gì mình nói phải ngắn gọn, sức tích không vòng vo tạo cảm giác lan man khiến người nói không hiểu rõ bạn đang nói gì.
4. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Nếu lời nói chưa đủ sức thuyết phục thì lúc đó ngôn ngữ cơ thể sẽ thể hiện vai trò của nó. Hãy sử dụng ánh mắt, cử chỉ điệu bộ từ tay, mắt hay đầu để diễn tả trọn vẹn nội dung mà bạn đang nói thêm cụ thể hơn. Sự thật thì nhiều nhiều cảm thấy họ dễ dàng thân thiết và có thiện cảm tốt hơn với những người có ngôn ngữ hình thể tốt khi nói, so với những người chỉ nói mà không hề có bất kỳ biểu cảm nào khác.
5. Nếu nói không giỏi thì bạn có thể viết
Nhiều người giao tiếp bằng lời nói không tốt, nhưng khi thể hiện bằng văn viết họ lại thể hiện tốt hơn rất nhiều. Khi viết, bạn có thể diễn tả trọn vẹn hết tất cả những gì mình suy nghĩ mà lời nói không thể nào bộc lộ hết. Vì vậy, nếu không đủ tự tin để nói trước đám đông, thì hãy viết hết những gì mình sẽ nói vào giấy để có thể tập nói tốt hơn. Ngoài ra, trong các trường hợp bạn không muốn thể hiện trực tiếp qua lời nói, bạn có thể viết thư gửi cho họ, để đảm bảo sự diễn đạt tốt hơn, ví dụ như email cảm ơn hay mail xin lỗi, từ chối..vv.
6. Tích cực học hỏi kiến thức
Việc đọc nhiều sách hay dùng thời gian rảnh để học hỏi thêm nhiều kiến thức phổ biến trong cuộc sống sẽ giúp ích rất nhiều cho việc cải thiện khả năng giao tiếp. Bạn có thể tìm một vài quyển sách giao tiếp hay sách kỹ năng để đọc, hoặc những cuốn sách bạn yêu thích về nhiều lĩnh vực khác nhau mà bạn yêu thích chẳng hạn. Biết đâu, khi bạn sẽ có nhiều đề tài gợi mở khiến cuộc nói chuyện thêm hứng thú hơn nữa, đặc biệt khi có những kiến thức cần thiết bạn sẽ tự tin hơn khi bàn luận với những người xung quanh nhằm tăng tính tướng tác qua lại tốt hơn.
Với những điều chúng tôi chia sẻ trong bài viết này, mong rằng sẽ giúp bạn loại bỏ được những suy nghĩ tiêu cực về vấn đề giao tiếp kém của bản thân. Từ đó, có thể tìm ra cách rèn luyện khả năng giao tiếp được tốt hơn, để có thẻ mở rộng mối quan hệ xã hội và phát triển những thành công trong nghề nghiệp sắp tới.