Đề xuất tăng lương với sếp như thế nào mới hiệu quả?

Nếu bạn đã làm việc cho công ty trong một thời gian dài, và có những đóng góp đáng kể, và những thành tích nhất định trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, mức lương của bạn vẫn không có nhiều thay đổi. Vì vậy bạn muốn đề xuất tăng lương với sếp nhưng đang phân vân không biết nên làm thế nào mới là hợp lý nhất.

Đây là vấn đề mà nhiều người luôn cảm thấy rất áp lực khi phải nghĩ đến. Tuy nhiên, nếu không có sự chuẩn bị cần thiết để có thể trình bày ý kiến một cách hiệu quả, thì sẽ dễ làm mất lòng sếp. Thậm chí, còn khiến họ hiểu sai về mục đích chính của bạn, do đó trước khi ngồi xuống bàn làm việc và đề xuất về vấn đề tăng lương này. Bạn cần phải chuẩn bị một số điều cần thiết dưới đây, để tăng tính thuyết phục trong lời nói của mình, không chỉ khiến sếp phải lắng nghe mà còn phải gật gù đồng ý.

Đề xuất tăng lương với sếp. Ảnh woobsing.com

1. Tìm hiểu thật kỹ về thị trường

Bạn không thể nào đưa ra yêu cầu tăng lương với sếp chỉ với một vài câu nói, mà không một thông tin nào cụ thể. Vì vậy, trước khi thương lượng bạn phải nắm được thế mạnh về vị trí công việc của mình. Bạn hãy thử tìm hiểu trên các website tuyển dụng về mức lương cơ bản dành cho nhân viên, chuyên viên là bao nhiêu, từ đó có thể đưa ra được con số cụ thể mà bạn muốn đề xuất.

Bạn cũng có thể trò chuyện với những đồng nghiệp thân thiết để họ giúp bạn tham khảo mức lương mong muốn có phù hợp hay không? Điều này, rất quan trọng không chỉ giúp bạn có một lý do chính đáng về việc tăng lương, mà còn khiến sếp của bạn cũng phải lưu tâm về những gì bạn đưa ra là hoàn toàn có cơ sở hợp lý.

2. Xem xét tính hợp lý của vấn đề

Nếu như, bạn đã dành thời gian để nghiên cứu thị trường về mức lương phổ biến mà các công ty khác chi trả cho nhân viên. Bước tiếp theo, bạn nên làm đó chính là xem xét lại tính hợp lý của vấn đề. Hãy chắc chắn rằng, đề xuất muốn tăng lương của bạn hoàn toàn thích hợp với điều kiện kinh doanh của công ty hiện tại, nếu công ty đang chạy một dự án lớn cần nhiều vốn hay đang đối mặt trong tình trạng giải quyết khó khăn thì vấn đề tăng lương của bạn lúc này nên suy nghĩ lại.

Đặc biệt, đối với những đề xuất tăng lương bạn không thể chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào những cảm xúc mà mình muốn, mà phải gắn liền với lợi ích công ty. Hãy nhớ, khi mới vào làm việc tại công ty bạn đã hứa hẹn rất nhiều điều bao gồm cả vấn đề tiền lương thích hợp. Vì vậy, đừng chỉ mãi đưa cảm xúc vào công việc, mà phải nghĩ đến những lợi ích mà bạn mang đến cho công ty và những lời cam kết sẽ gắn bó với làm việc lâu dài. Hãy đủ lý trí, và bình tĩnh để có thể quyết định chính xác vào những trường hợp thực tế.

3. Đánh giá đúng năng lực bản thân

Lúc này, bạn hãy tự đánh giá đúng về năng lực của bản thân để thuyết phục sếp tăng lương cho bạn. Hãy lập ra một bảng liệt kê chi tiết, những việc mà bạn đã cống hiến cho công ty thời gian qua để tăng tính thuyết phục hơn. Nhưng hãy nhớ mục đích thương lượng chính của vấn đề này, đó chính là mong muốn có thể gắn bó với công ty lâu hơn, đóng góp vào bức tranh phát triển chung của công ty.

Một trong những sai lầm khiến cuộc thương lượng rơi vào bế tắc cho bạn đó chính là quá tập trung vào những con số cụ thể, mà quên đi sự tiến triển trong con đường sự nghiệp. Tuy nhiên, nếu bạn là một người có năng lực thật sự, hãy thử đề xuất với sếp vấn đề này để họ có thể giúp bạn vạch ra một lộ trình phát triển đúng đắn để có thể có được mức lương mong muốn. Đừng quá nôn nóng sẽ khiến mọi thứ bị lệch ra khỏi mục đích ban đầu.

Tăng lương là một yêu cầu thiết thực với tất cả mọi nhân viên, đặc biệt là khi họ đã cống hiến rất nhiều cho sự thành công của công ty đó. Tuy nhiên, không phải bất kỳ nhân viên nào đề xuất tăng lương đều có thể được sự gật đầu của sếp. Vì thế, mong rằng với những kinh nghiệm mà chúng tôi đã chia sẻ trong bài viết này có thể giúp bạn khéo léo thuyết phục sếp trước đề xuất tăng lương theo nguyện vọng mà mình mong muốn.